Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
1
4
2
8
7
0
Tin tức sự kiện 20 Tháng Giêng 2012 1:20:00 CH

Câu lạc bộ đờn ca tài tử phường An Phú Đông và các nghệ danh miệt vườn

 

Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm, tôi được một người bạn là thành viên trong CLB Đờn ca Tài tử - Cải lương phường An Phú Đông mời tham dự một chương trình biểu diển định kỳ của CLB, tại nhà ông Hai Bánh ở khu phố 3 phường An Phú Đông. Nhờ vậy mà tôi mới có dịp tiếp xúc tìm hiểu và trò chuyện cùng với các nghệ danh gọi là ca sĩ miệt vườn của CLB này.
 CLB Đờn ca tài tử phường An Phú Đông được thành lập vào tháng 11 năm 2006, buổi đầu có 18 thành viên. Nhiệm vụ CLB là tổ chức vận động nhân dân trong phường yêu thích loại hình nghệ thuật cùng tham gia CLB. Ai biết hát thì tập hát, ai biết đàn thì tham gia ban nhạc, ai không biết hát biết đàn thì cùng tham gia vận động mọi người đóng góp kinh phí hoặc có mặt để chia sẽ, cổ vũ tinh thần. Ban chủ nhiệm CLB và một số thành viên nồng cốt đã xây dựng nhiều chương giao lưu cùng với các CLB đờn ca tài tử của các quận, huyện Gò Gấp, Lái Thiêu, Hóc Môn… Đồng thời tâp dợt, xây dựng nhiều chương trình theo từng chủ đề phù hợp để tham gia hội diển tại khu phố, phường, quận. Kinh phí hoạt động các thành viên tự đóng góp hoặc vận động hỗ trợ từ nhiều nơi.
Gọi là nghệ danh miệt vườn bởi vì các thành viên trong CLB đều là các ca sĩ nghiệp dư, chẳng có ai được học từ các trường lớp do nhà nước đào tạo, cũng không có ai sống nhờ vào lương bổng từ nghề đờn - ca này. Đa số họ sống bằng thu nhập làm vườn, làm rẩy hoặc chăn nuôi gia súc và buôn bán nhỏ. Ngay như ông Hứa Văn Lài Chủ nhiệm CLB năm nay đã ngoài 70 tuổi mà vẫn còn mạnh khoẻ và say mê đàn hát, xưa nay ông sồng bằng nghề làm vườn, trồng lài và cây cảnh. Những năm gần đây do lớn tuổi ông không làm vườn nữa mà cho thuê đất vườn để có tiền trang trải hằng ngày và chi cho hoạt động cho CLB. Ông cũng chưa hề qua một trường lớp âm nhạc chuyên nghiệp nào,chỉ biết chút ít về nhạc lý, thế nhưng tiếng đàn Guitar cổ của ông rất điêu luyện, ngọt ngào, làm đắm lòng người nghe. Do vậy mà các lần hội diễn từ cấp khu phố đến phường, quận, thành phố… ông đều được mời tham gia biểu diển và đã đoạt nhiều huy chương cấp quận, thành. Bà Lê Thị Mười Một phó chủ nhiệm CLB và chồng là ông Nguyễn Văn Chờ là những thành viên tham gia nhiệt tình trong CLB,bà Một có chất giọng tự nhiên rất tốt, mặc dù chẳn học luyện thanh, luyện ca chi hết nhưng các thể loại như Tân cổ giao duyên, Ca cổ bản hay bài Cải lương nào cũng thuộc nằm lòng và hát rất “chắc” nhịp.Vợ chồng bà Một có một mãnh vườn trồng hoa và rau quả ở Bình Dương thu nhập cũng kha khá do vậy mà gia đình này đã là nguồn tài trợ chính cho CLB. Cô con gái ông Hai Bánh năm nay 28 tuổi ở nhà phụ giúp ông bà trông coi, chăm sóc cây cảnh là nhạc công đánh đàn tranh chủ lực của ban nhạc trong CLB. Cô Hoa được bố mẹ cho học đàn tranh được 5, 6 năm nay, mời thầy về nhà dạy nên chẳng bằng cấp hay chứng nhận chi hết và cũng chẳn biết do re mi fa sol là gì nhưng tự đệm đàn và hát ca cổ nhạc rất hay, lại là thành viên trẻ tuổi nhất trong CLB nên rất được nuông chiều. Hai thành viên cao tuổi nhất là ông Nguyễn Văn Hai sinh năm 1930 và ông Nguyễn Văn Trường sinh năm 1943 còn có nghệ danh là Hai Trường, rất nhiệt tình tham gia, hầu như có mặt đầy đủ trong những lần giao lưu và sinh hoạt định kỳ của CLB, ông Trường có biệt tài là ca cổ hay ca tân nhạc đều được, nhà ông ở Thạnh Lộc sinh sống bằng nghề buôn bán nhỏ nhưng vì yêu thích nên ông xin gia nhập CLB này để được thoả lòng đam mê. Đặc biệt là nghệ danh Hồng Tươi năm nay 49 tuổi là công nhân xí nghiệp may,ca những bài tân cô giao duyên rất hay, với chất giọng vút cao, khoẻ, các thành viên rất thích nghe cô hát bài tân cổ “tuyết lạnh, “vàm cỏ đông”…
 Ông Văn Lài cho biết trong những năm qua CLB có tổng cộng 15 chương trình giao lưu cùng với các CLB trong và ngoài quận, tham gia nhiều hội diễn cấp phường và quận lần nào cũng đoạt giải ít nhất là từ khuyến khích trở lên.

Hiện nay phong trào Đờn ca tài tử - Cải lương trong quận 12 nổi lên khá rầm rộ, nhất là từ khi nó được Unessco công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới thì loại hình nghệ thuật này được nhiều người quan tâm và tìm thầy để học hỏi. Tuy nhiên để có được một nghệ danh tầm cỡ, thật sự có trình độ và am hiểu về nghệ thuật trong đờn ca tài tử trong địa bàn quận và phường thì thật hiếm hoi, vì vậy mà nhiều người chỉ học “lóm” lại từ các nghệ danh lão thành bằng phương pháp truyền theo cảm nhận không có bài bản lắm.Thế nhưng giọng hát và tiếng đàn của họ không thua gì các nghệ danh chuyên nghiệp, họ thực sự chinh phục và làm say mê biết bao khán giả trong vùng, nhất là bà con ở khu phố 3, phường An Phú Đông - và khu phố 3A, 3C, phường Thạnh Lộc, đáp ứng nhu cầu thưởng thức và nhu cầu biểu diễn môn nghệ thuật này của đông đảo người dân nơi đây, đặc biệt là trong những ngày nghĩ Lễ và nghĩ Tết thì “ sân khấu” nhà ông Hai Bánh chật ních người xem.   

Bài và ảnh: Anh Tuấn


Số lượt người xem: 5439    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày