Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
1
3
1
8
1
1
Tin tức sự kiện 20 Tháng Giêng 2012 10:45:00 SA

Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới

 

Ngày 21 tháng 10 năm 2011, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) ban hành Chỉ thị số 08-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong thời kỳ mới.
Trong thời gian qua, vấn đề an toàn thực phẩm đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều yếu kém. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận không tính đến quyền lợi của người tiêu dùng. Ngộ độc thực phẩm đang diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân, giống nòi và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chính của những hạn chế và yếu kém trên là do sự lãnh đạo, chỉ đạo thiếu đồng bộ, thiếu kiên quyết của một số cấp ủy Đảng, chính quyền; nhận thức của người sản xuất kinh doanh và người dân về an toàn thực phẩm chưa đầy đủ, còn quá đơn giản.
Trước tình hình đó, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn bộ hệ thống chính trị chú trọng đến việc quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với đời sống xã hội, đến sức khỏe con người, sự phát triển giống nòi và phát triển kinh tế - xã hội. Mọi người dân có quyền sử dụng thực phẩm an toàn và có nghĩa vụ bảo đảm an toàn thực phẩm. Phải bảo đảm an toàn thực phẩm cả quá trình “từ trang trại đến bàn ăn” - tức là từ nuôi trồng, sơ chế, chế biến, lưu thông đến bảo quản, sử dụng thực phẩm.
Các cấp chính quyền và đơn vị khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ, phải tính toán, xác định chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, bố trí ngân sách để đảm bảo hoạt động an toàn thực phẩm tại địa phương. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về vai trò của an toàn thực phẩm trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân và an sinh xã hội; tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt; đồng thời phê phán những hành vi sai trái trong thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.
Trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trước tiên thuộc về người sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Việc bảo đảm an toàn thực phẩm vừa bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng, vừa nâng cao thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp.
Để bảo vệ sức khỏe con người và sự phát triển giống nòi, phát triển kinh tế - xã hội, tất cả chúng ta tự giác thực hiện và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.      Bài: Trần Văn Út

Số lượt người xem: 3865    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày