Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
1
4
2
9
1
9
Tin tức sự kiện 16 Tháng Tám 2012 8:00:00 SA

Vị trí vai trò của đạo đức trong xã hội và trong đời sống của mỗi người

 

Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của con người cách mạng. Trong tác phẩm Đường Cách Mạng, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc “Tư cách người cách mạng”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện chủ yếu trong ba mối quan hệ: với mình, với người và với việc. Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
- Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nước thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giúp con người vững vàng trong mọi thử thách, Người viết: “có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại không rụt rè lùi bước”, “khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, mới “lo trước thiên hạ, vui sao thiên hạ”; “lo hoàng thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần. không quan liêu, không kêu ngạo, không hủ  hóa”.
- Với yêu cầu đó, Hồ Chí Minh nêu ra năm điều đạo đức mà người đảng viên phải giữ gìn cho đúng, đó là:
+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân.
+ Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng.
+ Bất kỳ trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cuối đầu.
+ Bất kỳ trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết.
+ Hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.
- Đối với Đảng, tổ chức tiền phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thật trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”, Người thường nhắc lại ý của   Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại.
- Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn diện. Người nêu yêu cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội, trên mọi lĩnh vực hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội, trong cả ba mối quan hệ với con người: đối với mình, đối với người, đối với việc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền. Trong bản Di chúc bất hủ, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Để học tập và theo tấm gương đạo đức của Bác, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn kiên định với lập trường tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tương Hồ Chí Minh; với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; trung thành với Đảng và nhân dân, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên phải xây dựng cho mình kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác phù hợp, thiết thực với nhiệm vụ công tác được giao. Tăng cường mối quan hệ mật thiết với quần chúng, tin quần chúng, biết lắng nghe và hết lòng phục vụ quần chúng nhân dân. Luôn tự kiểm điểm và kiên quyết đấu tranh với bản thân, nhằm chống lại những nhu cầu vật chất thấp hèn, không mất cảnh giác để đối tượng xấu lợi dụng, lôi kéo, mua chuộc. Kiên quyết đấu tranh với những hành vi tiêu cực, quan liêu, tham nhũng; các biểu hiện gây mất đoàn kết nội bộ; phòng  và chống các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong Đảng hiện nay.
Bài: Tâm (Ban Tôn Giáo)

Số lượt người xem: 33185    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày