Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
1
3
1
4
5
8
Y tế - Dân số 12 Tháng Chín 2023 8:40:00 SA

Bệnh đau mắt đỏ và cách phòng tránh

Tính từ đầu năm 2023 đến ngày 31/8, tổng số ca bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) ghi nhận tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố là 63.309 ca, tăng 15,38% so với cùng kỳ năm 2022 là 53.573 ca. Trong tổng số hơn 63.000 ca bệnh, có 1.000 ca có biến chứng. Các biến chứng của bệnh viêm kết mạc thường gặp gồm: viêm giác mạc, loét giác mạc, sẹo giác mạc, bội nhiễm, suy giảm thị lực,…    

Theo thông báo của Sở Y tế, dịch đau mắt đỏ hiện nay do hai chủng vi rút Enterovirus và Adenovirus gây ra. Đau mắt đỏ thường xuất hiện các triệu chứng như: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, có dịch dính mí mắt khó mở, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm,….

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Bệnh đau mắt đỏ có thể lây truyền qua nhiều cách, bao gồm tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như nói chuyện, ôm hôn, hoặc bắt tay,…. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền thông qua các vật dụng nhiễm mầm bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt, gối, tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại, đồ chơi,... Sử dụng nguồn nước nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, hoặc bể bơi cũng có thể là nguồn lây truyền bệnh. Hơn nữa, thói quen sờ mắt, đặt tay vào mũi hoặc miệng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Sở Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp phòng tránh nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng:

1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch.

2. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng.

3. Không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…

4. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.

5. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

6. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

7. Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác.

8. Người có các dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.

 

PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN

(Nguồn tham khảo: Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM)

 


Số lượt người xem: 221    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày