Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
1
4
1
7
4
5
Tin tức sự kiện 31 Tháng Tám 2011 4:00:00 CH

Tài liệu tuyên truyền: Phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu vực đông công nhân.

 

Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (viết tắt KCX, KCN, KCNC) các doanh nghiệp có quy mô lớn là những nơi tập trung đông công nhân làm việc và sinh sống, là những nơi dễ phát sinh và tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh xảy ra nhiều vụ đình công, lãn công của người lao động (tập trung ở các KCX, KCN). Nguyên nhân chủ yếu là liên quan đến các vấn đề dân sinh (tiền lương, thưởng, các chế độ chính sách cho công nhân, tăng ca quá mức, điều kiện làm việc không đảm bảo, ứng xử của giới chủ với công nhân chưa tốt…). Các vụ đình công, lãn công trên đã ảnh hưởng đên tình hình phát triển kinh tế và an ninh trật tự. Các đối tượng cũng có ý đồ lợi dụng kích động công nhân đình công, lãn công để gây mất ổn định chính trị, mất trật tự an toàn xã hội, bản thân người lao động cững thiệt hại (bị đuổi việc không có việc làm dẫn đến hậu quả khi đi xin việc các công ty khá không dám nhận, bị kỷ luật, vi phạm pháp luật, bị lôi kéo, đe doạ đối với nhóm người kích động, manh động…). Vì vậy, khi có sự tranh chấp về quyền lợi với người sử dụng lao động, công nhân phải:
+ Tôn trọng và tuân thủ đúng pháp luật có liên quan về đình lãn công (Luật lao động, Luật công đoàn…), phải thực hiện trong trật tự, không được quá khích đập phá tài sản của công ty, hành hung xâm phạm đến sức khoẻ và nhân phẩm của người khác.
+ Không được nghe sự xúi giục, kích động của người xấu biến các cuộc đình công thành các cuộc quậy phá mất trật tự, manh động đập phá tài sản, xuống đường tuần hành. Các hành vi này là vi phạm pháp luật.
+ Tại nơi làm việc, nơi cư trú cần thực hiện tốt chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước ở địa phương, khuyên bảo, nhắc nhở, bảo vệ lẫn nhau trước sự xúi giục xâm hại của bọn xấu, đối tượng hình sự, hợp tác đấu tranh chống tội phạm với cơ quan công an.
Do đặc điểm công nhân đông nên các KCX, KCN, KCNC, khu vực tập trung đông công nhân cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại tội phạm lợi dụng hoạt động. Bọn tội tội phạm hình sự từ các tỉnh thành khác,từ quận, huyện này sang sang quận, huyện khác, từ phường xã này qua phường xã khác ẩn náu, hoạt động và kéo theo tệ nạn xã hội phát sinh, phát triển. Thời gian gần đây, trong các KCX, KCN, KCNC, khu vực tập trung đông công nhân tại TP.HCM và các tỉnh, thành lân cận thường sảy ra nhiều vụ việc phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội như giết người, cướp của, cưỡng đoạt, trộm cắp, cố ý gây thương tích, cờ bạc, mại dâm v.v… làm ảnh hưởng tới tính mạng, tài sản, đời sống của người lao động.
Một số vụ việc điển hình như:
1. Lúc 2h30’ ngày 4/1/2011, trên đường số 5 KCN Sóng Thần 1 (huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương), hai đối tượng Nguyễn Công Hậu (17 tuổi) và Vũ Đức Mạnh (19 tuổi, cùng ngụ quận Thủ Đức ) đã dùng dao khống chế cướp tài sản của anh B.V.Y và chị Đ.V.K (cùng ngụ huyện Dĩ An) khi cặp tình nhân này đang ngồi tâm sự.
2. Lúc 20h45’ ngày 14/8/2010, một đôi nam nữ tâm sự chỗ tối vắng, cuối đường Nước Lên, KCN Tân Tạo, bị hai thanh niên đến xin “đểu” nhằm cưỡng đoạt tài sản.
3. Đầu tháng 1/2011, chị L.T.N. (quê quán Thanh Hoá, KCN Sóng Thần) khi tan ca, chị N. đang đi bộ lững thững về phòng trọ thì một người đàn ông bịt khẩu trang kín mặt dung dao gí sát vào người chị ra lệnh “đưa hết tiền và điện thoại đây nếu không muốn chết”. Hoảng quá vì chị đi có một mình nên đành móc hết tiền, điện thoại và đôi bông tai đưa cho tên cướp.
4. Lúc 15h15’, ngày 30/01/2011, một vụ cướp tài sản táo tợn xảy ra tại phòng trọ 296/31/4 đường Huỳnh Tấn Phát (phường Tân Thuận Tây, quận 7), anh Tăng Tiến Toàn ( 21 tuổi, quê Đăk Nông) và anh Trương Trọng Hoà (21 tuổi, quê Khánh Hoà) đang ngồi chơi trong phòng trọ thì bị hai thanh niên liều lĩnh xông thẳng vào nhà trọ đánh anh Toàn và anh Hoà cướp 2 điện thoại di dộng tẩu thoát.
5. Lúc 18h15’ ngày 20/9/2010, tại đường Nước Lên KCN Tân Tạo, một công nhân dựng xe gắn máy rửa xe ven đường, có hai đối tượng đi xe gắn máy đến khống chế cướp xe chạy thoát (02 đối tượng thuộc băng nhóm cướp giật trong khu công nghiệp).
6. Lúc 19h15’ ngày 18/09/2010, tại đường B KCN Tân Tạo, một công nhân của công ty Tấn Phát bị hai đối tượng đi xe gắn máy cướp điện thoại di động, công nhân này chống cự quyết liệt bị một đối tượng dung dao đâm vào tay rồi tẩu thoát.
7. Lúc 20 giờ, ngày 23/7/2010, tại khu chế xuất Long Bình (TP Biên Hoà), chị Võ Thị Cương (33 tuổi) sau khi tan ca đi xe đạp về trên đường lô trong KCX bị Phạm Văn Thân (21 tuổi quê Hà Tỉnh) chặn đường dùng dao khống chế, lôi vào bãi cỏ để cướp, bị chị Cương kháng cự quyết liệt, Thân dùng dao đâm nhiều nhát đến ngã gục rồi cướp 01 chiếc điện thoại di động Trung Quốc, chị Cương bị chết khi được đưa đến bệnh viện;
8. Khoảng 6 giờ ngày 29/7/2010, tại khu công nghiệp Biên Hoà 2 (TP Biên Hoà), xảy ra 01 vụ giết người đốt xác trong bãi cỏ khu công nghiệp.
9. Khoảng 3 giờ ngày 15/4/2010, Nguyễn Anh Vũ (công nhân trong khu chế xuất Tân Thuận) giết người yêu rồi sau đó tự sát, nguyên nhân do mâu thuẫn về tình cảm và gia đình ngăn cách.
10. Trưa ngày 18/11/2010, chị Dương Ngọc Hoa bất ngờ nhận được 01 cuộc điện thoại lạ từ số máy 0164268008x. Sau khi hỏi thăm, chủ máy lạ tự xưng là Quang, nhân viên chăm sóc khách hàng của Viettel TP.HCM. Quang thông báo cho chị Hoa biết đã trúng thưởng trong chương trình quay số may mắn của Viettel nhân kỷ niệm ngàn năm Thăng Long Hà Nội, với phần thưởng là một chiếc xe máy Suzuki trị giá 18 triệu đồng. Để nhận được giải thưởng này, Quang yêu cầu chị Hoa phải nộp số tiền là 500 ngàn nhưng để “xác định người trúng thưởng” trước thì Quang bảo chị phải mua ngay 02 thẻ cào mệnh giá 100 ngàn và chuyển vào thuê bao mà Quang đang gọi cho chị. Tưởng trúng thật, chị Hoa làm theo hướng dẫn và tin tưởng rằng “sau 3 ngày sẽ có người của Viettel cùng với một số phóng viên và các báo đài đến tận địa chỉ mà chị đã cung cấp cho để quay phim, chụp ảnh việc trao giải thưởng để đăng lên các trang báo”. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, giải thưởng đâu chưa thấy mà chỉ thấy 200 ngàn tiền nạp thẻ mà chị chuyển cho Quang và số điện thoại mà Quang gọi cho chị cũng đều trong tình trạng không liên lạc được. (chị Hoa đã tham gia giải thưởng để rồi mất tiền oan).
Những vụ việc nêu trên làm cho người lao động lo sợ, bất an. Các đối tượng gây án sử dụng nhiề phương thức thủ đoạn trộm, cướp hết sức táo bạo, liều lĩnh. Gần đây xuất hiện nhiều đối tượng giải dạng làm người bán hàng rong để tiếp cận công nhân đợi thời cơ để cướp của, cưỡng đoạt tài sản. Các đối tượng cướp giật thường tụ tập quanh các quán cà phê khu công nghiệp, sau đó chia từng nhóm hai đến ba người lượn lờ quanh các tuyến đường vắng tìm những công nhân đi riêng lẻ rồi canh sơ hở để một đối tượng nhảy xuống ra tay đánh đòn phủ đầu “hăm doạ” gí dao vào người nạn nhân, cướp tài sản hoặc lợi dụng những nơi vắng, tối để “xin đểu” các cặp tình nhân đang tâm sự (nhiều trường hợp dùng ống chích, dùng các loại hung khí tự tạo… để đe doạ). Các đối tượng còn lại làm nhiệm vụ cảnh giới và nổ xe đợi sẵn để tẩu thoát.
Ngoài ra, ở các khu vực đông công nhân thường xuyên xảy ra tình trạng mất cắp do sơ hở, lơ là trong quản lý tài sản; tình trạng cố ý gây thương tích (có trường hợp dẫn đến chết người), đánh nhau, gây gỗ mất trật tự do nguyên nhân xã hội gia tăng (do mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống, vài câu cãi vả, khiêu khích, thách thức, uống rượu say, ghen tuông tình ái, đôi khi từ cái nhìn bình thường mà các đối tượng quy kết đó là cái nhìn “đểu” dẫn đến hậu quả đau lòng); nhiều công nhân nam sa vào tệ nạn lô đề, cờ bạc, ma tuý còn công nhân nữ rơi vào hoạt động mại dâm…
Để góp phần giữ gìn an ninh trật tự chung và đảm bảo tính mạng, tài sản, cuộc sống mưu sinh của người lao động theo đúng pháp luật, Công an thành phố đề nghị các tổ chức Công đoàn, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên trong các khu vực có đông công nhân tuyên truyền cho người lao động hiểu và tham gia “Phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc” theo một số nội dung sau:
THỰC HIỆN 6 KHÔNG:
+ KHÔNG tham gia các vụ đình công, lãn công do bọn xấu xúi giục, kích động gây phương hại đến lợi ích của công ty và công nhân, gây mất trật tự nghiêm trọng nơi làm việc và nơi cư trú.
+ KHÔNG đi một mình hoặt ít người (bằng xe máy) hoặc ngồi tâm sự ở những khu vực, đoạn đường, công viên vắng, tối, đêm khuya.
+ KHÔNG đeo túi xách, trang sức có giá trị (bông tai, dây chuyền, vòng tay), mang theo tiền, tài sản khác có giá trị treo trên xe hoặc cầm trên tay, nghe điện thoại di động khi đang chạy xe (kể cả khi dừng xe) đề phòng đối tượng theo dõi để cướp, cướp giật.
+ KHÔNG làm quen, ăn uống với người không quen biết đề phòng bị đầu độc, cướp tài sản.
+ KHÔNG gây gổ, đánh nhau gây mất trật tự dễ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột và gây ra những hậu quả khó lường, thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản của bản thân.
+ KHÔNG tham gia các hoạt động cờ bạc, số đề, cá độ bóng đá, ma tuý, mại dâm… làm nảy sinh những tệ nạn phúc tập gây ảnh hưởng cho xã hội và cho bản thân (nhiễm HIV/AIDS, tán gia bại sản, mất tương lai…)
NÊN LÀM:
+ Khi đi ra khỏi nhà phải khoá cửa cẩn thận và nhờ người xung quanh trông coi giúp, tài sản có giá trị ở trong nhà phải cất giữ nơi an toàn, đề phòng kẻ trộm lợi dụng lúc vắng người lẻn vào nhà hoặc cắt khoá cửa đột nhập vào nhà lấy tài sản. Có ý thức bảo vệ tài sản của mình và có trách nhiệm trông coi, nhắc nhở tài sản của khách khi họ đến thăm, viếng tại nhà.
+ Khi dựng xe, để xe trước nhà hoặc các nơi công cộng khác phải trông coi, khoá cổ, khoá xích cẩn thận. Thủ đoạn của bọn trộm cắp là đi dạo qua các khu vực dân cư, công cộng khi phát hiện nạn nhân dựng xe trước nhà, ngoài đường không người trông coi thì dùng khoá vạn năng, đoản sắt để mở, bẻ chìa khoá lấy xe.
+ Chấp hành pháp luật, những quy định của chính quyền địa phương nơi trú đóng, quy định của cơ quan, doanh nghiệp; tham gia sinh hoạt lành mạnh, chủ động bảo vệ mình và những người xung quanh.
+ Hiểu biết về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm để phòng tránh thiệt hại cho bản thân và gia đình.
+ Khi phát hiện thấy những hành vi vi phạm pháp luật, người lao động nên chủ động tham gia đấu tranh ngăn chặn hoặc tố giác tội phạm cho lực lượng bảo vệ, công an nơi gần nhất hoặc các đường dây nóng (113), công an phường.

Số lượt người xem: 4126    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày