Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
0
4
7
6
7
7
Phòng chống lụt bão 05 Tháng Bảy 2017 9:05:00 SA

Những kiến thức cơ bản và thông tin cần thiết để phòng, chống, ứng phó thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ THIÊN TAI

1. Áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật.

2. Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão.

3. Bão hoặc áp thấp nhiệt đới đổ bộ là khi tâm bão, tâm áp thấp nhiệt đới đã vào đất liền.

4. Bão hoặc áp thấp nhiệt đới tan là bão, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành vùng áp thấp có sức gió mạnh nhất dưới cấp 6.

5. Lốc là luồng gió xoáy có sức gió mạnh tương đương với sức gió của bão nhưng được hình thành và tan trong thời gian ngắn, phạm vi hoạt động hẹp từ vài km2 đến vài chục km2 .

6. Ngập lụt là hiện tượng mặt đất bị ngập nước do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng.

7. Sạt lở đất là hiện tượng đất bị sạt, trượt, lở do tác động của mưa, lũ hoặc dòng chảy.

8. Sụt lún đất là hiện tượng đất bị tụt xuống thấp hơn so với khu vực xung quanh, do ảnh hưởng của mưa, lũ hoặc dòng chảy.

9. Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống.

10. Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kỳ dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn (có khi tới 800km/giờ). Khi tới bờ, phụ thuộc vào độ sâu của biển và địa hình vùng bờ, sóng thần có thể đạt tới độ cao hàng chục mét, tràn sâu vào đất liền gây ra thảm họa.

Động đất, núi lửa phun trào và các vụ nổ dưới nước (kể cả các vụ thử hạt nhân dưới nước), trượt lở đất, va chạm của các thiên thạch…, xảy ra trên biển đều có khả năng gây ra sóng thần.

11. Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông… lên xuống trong ngày. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ mặt trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác nhau như mặt trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt trái đất, trong khi trái đất đang quay đã tạo nên hiện tượng nước lên (triều cường) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của bán nhật triều không đều (là con nước lên xuống 02 lần trong một ngày), mỗi tháng có hai đợt thủy triều dâng cao (triều cường) vào giữa tháng và cuối tháng (âm lịch), nhất là 4 tháng cuối năm và 2 tháng đầu năm.

II. MỘT SỐ THÔNG TIN CẦN THIẾT

1. Cập nhật các thông tin, chỉ đạo, chỉ thị khẩn của Trung ương và thành phố trên các Website sau:

- Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương: www.nchmf.gov.vn

- Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ: www.kttv-nb.org.vn

- Văn phòng thường trực BCĐ Trung ương về phòng chống thiên tai: www.ccfsc.gov.vn

- Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hồ Chí Minh: www.phongchonglutbaotphcm.gov.vn

2. Khi xảy ra thiên tai, các cấp chính quyền liên hệ các cơ quan Thường trực về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, cơ quan thường trực về hoạt động phòng, chống thiên tai: Điện thoại: 38.297.614 – 38.297.611.

- Bộ Tư lệnh thành phố, cơ quan thường trực về hoạt động tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa. Điện thoại: 38.642.242.

- Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố, cơ quan thường trực về hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Điện thoại: 39.206.586 – 39.200.996.

- Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, cơ quan thường trực về phòng, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần, sự cố tràn dầu. Điện thoại: 38.290.653.

- Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố. Điện thoại: 38.297.598.

3. Tổng đài 114: tiếp nhận thông tin chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra sự cố về cháy, nổ, thiên tai, tai nạn trên địa bàn thành phố.

Phòng Văn Hóa và Thông Tin


Số lượt người xem: 1669    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày