Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
0
3
5
9
5
1
Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 02 Tháng Tư 2021 7:45:00 SA

Một số điều cần biết về Quốc hội, Hội đồng nhân dân

1. Vị trí, vai trò của Quốc hội

- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và Pháp luật quy định. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.

- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

- Quốc hội nước ta đã liên tục trải qua 14 khóa hoạt động phục vụ Nhân dân, đóng góp to lớn vào những thắng lợi đất nước hơn 75 năm qua. Trong công cuộc đổi mới, Quốc hội đã nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, nhất là khi nước ta hội nhập quốc tế và trước tình hình hiện nay, tiếp tục đặt ra những yêu cầu mới cao hơn đối với tổ chức và hoạt động của Quốc hội khóa XV.

2. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân

- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và Pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của hội đồng nhân dân.

- Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu hội đồng nhân dân do cử tri địa phương bầu ra.

3. Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội

- Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.

- Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

- Đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.

4. Vị trí, vai trò của đại biểu hội đồng nhân dân

Đại biểu hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

5. Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân

- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành Pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm Pháp luật khác.

- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân.

- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội, hội đồng nhân dân. 6. Số lượng đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân

- Tổng số đại biểu Quốc hội XV không quá 500 người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách. Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội.

- Thực hiện Nghị quyết số:131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội khóa XIV về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo đó:

+ Chính quyền địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân Thành phố và Ủy ban nhân dân Thành phố. Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương (vừa được bổ sung một số điều theo Luật số 47/2019/QH14) số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố khóa X được bầu là 95 đại biểu.

+ Chính quyền địa phương ở quận tại Thành phố Hồ Chí Minh là ủy ban nhân dân quận; chính quyền địa phương ở phường tại Thành phố Hồ Chí Minh là ủy ban nhân dân phường. Như vậy, các phường và các quận quy định tại Nghị quyết số: 131/2020/QH14 không tổ chức hội đồng nhân dân.

+ Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Thủ Đức được bầu là 40 đại biểu (Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố đã xin ý kiến và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chấp thuận số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Thủ Đức được bầu là 40).

+ Số lượng đại biểu hội đồng nhân dân các huyện (Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè) được bầu không quá 35 đại biểu.

+ Số lượng đại biểu hội đồng nhân dân các xã, thị trấn thuộc 5 huyện được bầu không quá 35 đại biểu.

BBT


Số lượt người xem: 500    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày