Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
0
9
9
0
4
0
Tin tức sự kiện 04 Tháng Năm 2011 2:20:00 CH

Quốc hội nước CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM qua các thời kỳ

Trải qua 12 nhiệm kỳ, Quốc hội nước ta đã không ngừng phát triển, thực hiện chức năng cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, góp phần quan trọng vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc trước đây cũng như sự nghiệp đổi mới hiện nay.

 

 Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 8 năm 1945, toàn dân Việt Nam đã đứng lên tiến hành Cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi, đánh đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Ngày 6 tháng 01 năm 1946, bằng cuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, nhân ta ta đã bầu ra Quốc hội đầu tiên, đánh dấu bước phát triển mới của Nhà nước Việt Nam độc lập.
Từ đó đến nay, Quốc hội nước ta đã không ngừng phát triển, thực hiện chức năng cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc trước đây cũng như sự nghiệp đổi mới hiện nay, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Quốc hội khóa I (1946-1960): bầu cử ngày 06-01-1946; tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu: 89%; tổng số đại biểu Quốc hội: 403; số đại biểu được bầu: 333; đại biểu không đảng phái: 43%; số đại biểu không qua bầu cử: 70 ( thuộc Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội - Việt Cách, và Việt Nam Quốc dân Đảng - Việt Quốc, theo thỏa thuận đạt được ngày 24-12-1945 với Việt Minh). Số đại biểu không qua bầu cử này thể hiện chủ trương của Việt Minh về hòa hợp dân tộc, tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp.
Quốc hội khóa II (1960-1964): bầu cử ngày 8-5-1960; tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,52%; tổng số đại biểu: 453; đại biểu ngoài Đảng: 64; đại biểu là cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật là: 66.
Quốc hội khóa III (1964-1971): bầu cử ngày 26-4-1964; tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,77%; tổng số đại biểu được bầu: 366; đại biểu ngoài Đảng: 71; đại biểu là cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật là: 61.
Quốc hội khóa IV (1971-1975): bầu cử ngày 11-4-1971; tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,88%; tổng số đại biểu được bầu: 420; đại biểu ngoài Đảng: 103; đại biểu là cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật là: 53.
Quốc hội khóa V (1975-1976): bầu cử ngày 6-4-1975; tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,26%; tổng số đại biểu được bầu: 424; đại biểu ngoài Đảng: 110; đại biểu trí thức xã hội chủ nghĩa: 93. Quốc hội khóa V là Quốc hội ngắn nhất (từ tháng 4-1975 đến tháng 4-1976) vì đã rút ngắn nhiệm kỳ để tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI - Quốc hội chung của cả nước Việt Nam thống nhất.
Quốc hội khóa VI (1976-1981): bầu cử ngày 25-4-1976; tổng số đại biểu được bầu: 492; đại biểu ngoài Đảng: 94; đại biểu là trí thức nhân sĩ: 98.
Quốc hội khóa VII (1981-1987): bầu cử ngày 26-4-1981; tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,96%; số đại biểu được bầu: 496; đại biểu ngoài Đảng: 61; đại biểu là trí thức nhân sĩ: 110.
Quốc hội khóa VIII (1987-1992): bầu cử ngày 19-4-1987; tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,75%; số đại biểu được bầu: 496; đại biểu ngoài Đảng: 31; đại biểu là trí thức xã hội chủ nghĩa:123.
Quốc hội khóa IX (1992-1997): bầu cử ngày 19-7-1992; tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,12%; số đại biểu được bầu: 395; đại biểu ngoài Đảng: 33; đại biểu có bằng đại học và trên đại học: 222.
Quốc hội khóa X (1997-2002): bầu cử ngày 20-7-1997; tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,59%; số đại biểu được bầu: 450; đại biểu ngoài Đảng: 68; đại biểu có bằng đại học và trên đại học: 411.
Quốc hội khóa XI (2002-2007): bầu cử ngày 19-5-2002; tỉ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu: 99,73%; số đại biểu được bầu: 498; đại biểu ngoài Đảng chiếm: 10,24%; đại biểu có bằng đại học và trên đại học: 465, chiếm 93,37%; đại biểu chuyên trách là 118 người, chiếm 23,69%.
Quốc hội khóa XII (2007-2011): bầu cử ngày 20-5-2007; tỉ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu: 99,64% (56.252.543 người); số đại biểu được bầu: 493; đại biểu ngoài Đảng: 43 người, chiếm 8,72%; đại biểu có bằng đại học và trên đại học: 473 người, chiếm 95,94%.
 
 
Tin: BBT

Số lượt người xem: 3545    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày