Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
0
7
7
5
2
0
Tin tức sự kiện 13 Tháng Mười Hai 2011 10:10:00 SA

Định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

 

Ngày 25/4 /2011 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW “về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với 5 quan điểm cơ bản sau:
Một là, khoáng sản là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội đất nước, phải được điều tra, thăm dò, đánh giá đúng trữ lượng và có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sử dụng hiệu quả, góp phần vào tăng trưởng chung và bền vững của nền kinh tế. Là đại diện chủ sở hữu về khoáng sản, Nhà nước phải thể hiện đầy đủ quyền của chủ sở hữu, nhất là quyền định đoạt đối với khoáng sản khi giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác.
Hai là, tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng về chủng loại; một số khoáng sản có tài nguyên, trữ lượng lớn, do vậy cần phải hình thành một số ngành công nghiệp khai thác, chế biến quy mô công nghiệp với thời gian lâu dài như: dầu khí, bô-xit, titan-zircon, đất hiếm, a-pa-tit, đá nguyên liệu xi măng, đá ốp lát… Tuy nhiên, khoáng sản là tài nguyên không tái tạo được nên phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hết sức hợp lý, triệt để tiết kiệm, thật sự có hiệu quả cao.
Ba là, việc khai thác tài nguyên khoáng sản phải tính đến nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài của đất nước, có tính đến xu hướng tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực sử dụng công nghệ mới và vật liệu thay thế.
Bốn là, nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề, từng bước làm chủ việc thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, đầu tư thêm thiết bị và công nghệ tiên tiến cho công tác địa chất, khai khoáng và chế biến khoáng sản.
Năm là, phát triển công nghiệp khai khoáng phải đi đôi với bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa; bảo đảm hài hòa lợi ích thu được từ khai thác và chế biến khoáng sản giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến.
Về mục tiêu, Nghị quyết đã đề ra mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
1/ Mục tiêu chung: phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành công tác tạo lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỉ lệ 1: 50.000 và các diện tích biển ven bờ sâu đến 30m nước. Xây dựng chuyên ngành điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản ở mức hiện đại, đủ năng lực tìm kiếm, phát hiện mỏ mới với độ sâu đến 1.000m nhằm đánh giá đầy đủ, toàn diện tiềm năng khoáng sản trên đất liền, ở đáy biển và thềm lục địa của đất nước. Nâng tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng trong GDP từ khoảng 10% hiện nay lên 15-20% vào năm 2020 và tiếp tục tăng vào những năm tiếp theo; tăng tỷ trọng công nghiệp khai khoáng trong sản xuất công nghiệp. Hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp khai thác, chế biến sâu như lọc hóa dầu, sắt thép, đồng, chì-kẽm, phân bón, hóa chất, chế biến kim loại quý hiếm (titan, đất hiếm…), alumin-nhôm, điện (điện than, điện khí, điện nguyên tử, điện địa nhiệt), xi măng, vật liệu xây dựng… có tầm cỡ trong khu vực. Tăng dự trữ một số khoáng sản chiến lược vì lợi ích lâu dài của quốc gia.
2/ Mục tiêu cụ thể: Nghị quyết đề ra mục tiêu cụ thể đối với công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
Nghị quyết nêu các giải pháp cụ thể như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản; đổi mới cơ chế và chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng (cơ chế, chính sách về đầu tư khoa học và công nghệ, thăm dò và khai thác, chế biến khoáng sản; cơ chế chính sách tài chính; chính sách dự trữ và xuất khẩu khoáng sản; chính sách bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, bảo đảm an ninh quốc phòng, cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa và môi trường); tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản .
Bài: Trần Văn Út - Trưởng Ban tuyên giáo

Số lượt người xem: 4856    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày